TPM là gì? Sự cần thiết của TPM đối với doanh nghiệp

“TPM là gì?” đang là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người trong những năm gần đây. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thì đây là một thuật ngữ rất quen thuộc. TPM mang lại rất nhiều những lợi ích vượt trội về lâu dài cho các doanh nghiệp. Vậy thực chất TPM là gì? Những hoạt động chính của TPM là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

TPM là gì?

TPM được viết tắt từ “Total Productive Maintenance” là bảo trì năng suất toàn diện. Việc thực hiện các hoạt động TPM giúp các doanh nghiệp, tổ chức tối ưu hóa hiệu suất làm việc của các thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị. Ngoài ra, việc thực hiện TMP còn giúp nâng cao ý thức và sự hài lòng của người lao động với công việc. Khi thực hiện TPM, tất cả nhân sự của doanh nghiệp sẽ cùng hợp lực, làm việc và tương tác với nhau để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả nhất. TPM sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp luôn hoạt động ở một trạng thái ổn định nhất, giảm thiểu thời gian chết của thiết bị và sự cố chậm trễ trong sản xuất, tăng giá trị kinh doanh.

Mục tiêu của TPM là gì?

TPM hoạt động với mục đích mang lại hiệu quả sản xuất cao, các hoạt động, công việc không bị gián đoạn và có thể đáp ứng bảo trì một cách nhanh chóng, quá trình sản xuất, làm việc được chủ động hơn, ngăn chặn tối đa những sự cố của thiết bị. Thực hiện TPM sẽ tạo ra một môi trường sản xuất không có sự cố cơ học và xáo trộn kỹ thuật, cho thấy được tầm quan trọng của việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên. Mục tiêu của TPM là tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của máy móc, thiết bị của các công ty, doanh nghiệp. Nói tóm lại, mục tiêu mà TPM hướng đến được tóm gọn trong “4 không” đó là:

  • Không có sự cố dừng máy
  • Không có phế phẩm
  • Không có hao hụt
  • Không tai nạn

Lợi ích khi thực hiện TPM

Hiện nay, việc thực hiện TPM được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sử dụng bởi những lợi ích, giá trị mà nó mang lại.

Những lợi ích trực tiếp mà việc thực hiện TPM mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Tăng năng suất hoạt động của máy móc, thiết bị
  • Giảm thiểu tối đa phế phẩm
  • Giảm hao hụt và chất thải
  • Tối ưu hóa chi phí sản xuất và bảo trì
  • Giảm lưu kho
  • Giảm tai nạn lao động
  • Gia tăng lợi nhuận, giá trị kinh doanh

Ngoài ra, thực hiện TPM còn mang lại một số lợi ích gián tiếp như:

  • Cải tiến kỹ năng và kiến thức của người vận hành máy móc, thiết bị.
  • Cải thiện môi trường làm việc.
  • Nâng cao sự tự tin và năng lực của người lao động.
  • Tăng tính sáng tạo và tinh thần làm việc của toàn bộ nguồn nhân sự.
  • Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp.
  • Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Các hoạt động của TPM

TPM được thực hiện bao gồm 8 hoạt động chính sau đây:

Bảo trì tự quản

Đây là một trong những hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng khi thực hiện TPM. Với hoạt động này, người vận hành máy hay kỹ thuật viên sẽ biết sửa, bảo trì máy và xác định được những lỗi hư hỏng của thiết bị máy móc ở mức độ nhất định. Việc tự bảo dưỡng sẽ giúp cho người vận hành máy học hỏi và biết thêm về kết cấu và chức năng của máy, hiểu được mối quan hệ giữa máy móc và chất lượng, thực hiện nghiêm ngặt các quy định về việc sử dụng máy móc, thiết bị, từ đó phát hiện và chẩn đoán chính xác được những bất thường của máy để tìm ra cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.

Bảo trì có kế hoạch

Bảo trì kế hoạch là một trong tám hoạt động của TPM giúp phát hiện và sửa chữa những hỏng hóc của máy móc, thiết bị một cách kịp thời, tránh tình trạng máy móc, thiết bị dừng hoạt động, tránh được những lỗi lặp lại. Ngoài ra, bảo trì có kế hoạch còn giúp gia tăng tuổi thọ cho máy móc, thiết bị, tiết kiệm thời gian sửa chữa và chi phí bảo trì.

Quản lý chất lượng

Hoạt động này nhằm xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tốt, để kiểm soát chất lượng toàn bộ quá trình làm việc từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi, có hệ thống khắc phục và phòng ngừa. Đồng thời, hoạt động quản lý chất lượng còn giúp phân tích quá trình sản xuất để phát hiện được những điểm dễ xảy ra lỗi và tiến hành khắc phục đúng lúc.

Cải tiến có trọng điểm

Hoạt động cải tiến có trọng điểm sẽ tập trung vào cải tiến những vấn đề có mức độ quan trọng từ cao xuống thấp. Hoạt động này sẽ khuyến khích những sáng kiến nhỏ của từng cá nhân hoặc từng bộ phận.

Huấn luyện và đào tạo

Đây là một trong những hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp khi thực hiện TPM. Nếu không có quy trình đào tạo đúng và chuẩn hóa, TPM và hệ thống bảo trì sẽ không thành hiện thực. Việc đào tạo và huấn luyện phải được thực hiện bài bản, đảm bảo chất lượng và hiệu quả

An toàn và sức khỏe

Các hoạt động của TPM hướng đến mục tiêu không xảy ra tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp hay không có tác động xấu đến môi trường. TPM nhấn mạnh đến mức độ an toàn của người vận hành thiết bị.

Hệ thống hỗ trợ

Các hoạt động để phục vụ cho việc thực hiện TPM của các bộ phận sản xuất gián tiếp rất quan trọng. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, phục vụ các nhu cầu khác của sản xuất.

Quản lý từ đầu

Hoạt động này được thực hiện với mục đích để xem xét, theo dõi được mọi giai đoạn sản xuất từ đầu đến cuối của máy móc, thiết bị và tìm cách cải thiện những điểm yếu ngay từ đầu.

Phần mềm quản lý bảo trì, bảo dưỡng S – Maintain

Để việc thực hiện TPM đạt hiệu quả tối đa, doanh nghiệp bảo trì, bảo dưỡng được hệ thống máy móc, thiết bị, giám sát sự cố của thiết bị, cảnh báo tự động và kiểm tra tình hình hoạt động thực tế mọi lúc mọi nơi thì việc sử dụng phần mềm quản lý bảo trì, bảo dưỡng S – Maintain của Salink Việt Nam sẽ là một giải pháp công nghệ tuyệt vời. Việc sử dụng phần mềm quản lý bảo trì bảo dưỡng S – Maintain không những giúp hiện đại hóa được quy trình làm việc mà còn đem lại rất nhiều những lợi ích vượt trội về lâu dài. Những dữ liệu liên quan đến công việc bảo trì sẽ được số hóa trên hệ thống để sử dụng trong việc lập kế hoạch bảo trì, gia tăng hiệu suất làm việc của bộ phận kỹ thuật, giảm thiểu tối đa thời gian chết của các thiết bị và chi phí quản lý của doanh nghiệp. Trong phần mềm có tích hợp rất nhiều những tiện ích, tính năng thông minh như: bảo trì bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật tòa nhà; nhật ký kỹ thuật, báo cáo thống kế, báo cáo tình trạng hoạt động, theo dõi lịch sử hệ thống kỹ thuật,… giúp chuyên nghiệp hóa quy trình nghiệp vụ bảo trì thiết bị.

Bài viết liên quan

Gọi điện thoại
08888.53339
Chat Zalo